TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON PÁ VẠT

Thứ hai - 20/11/2023 13:19
  Để chào mừng ngày 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam nhà trường đã tổ chức thi đua học tốt dạy tốt chào mừng ngày lễ rất quan trọng không chỉ mang ý nghĩa tri ân thầy cô mà còn là dịp nhìn lại những hoạt giảng dạy tố học tốt của cô và trò trường Mầm Non Pá Vạt và không thể thiếu hoạt động âm nhạc mang lại không khí vui tươi hồn nhiên của trẻ.

            Để chào mừng ngày 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam nhà trường đã tổ chức thi đua học tốt dạy tốt chào mừng ngày lễ rất quan trọng không chỉ mang ý nghĩa tri ân thầy cô mà còn là dịp nhìn lại những hoạt giảng dạy tố học tốt của cô và trò trường Mầm Non Pá Vạt và không thể thiếu hoạt động âm nhạc mang lại không khí vui tươi hồn nhiên của trẻ.
            Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non đang có sự thay đổi và chuyển biến rất tích tực, đó là chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi giờ học đều mang những sắc thái và cảm xúc riêng, tạo cho trẻ sự hoạt động rất tích cực. Hoạt động âm nhạc là loại hình nghệ thuật rất đa dạng tạo thêm cho cuộc sống rất nhiều cái đẹp và mới mẻ, đa dạng phong phú đối với trẻ mầm non. Hoạt động âm nhạc nhằm hình thành cho trẻ phát triển về lĩnh vực thẩm mĩ. Thông qua các hoạt động hát, vận động theo nhạc trẻ được hòa mình vào thế giới âm nhạc.
           Hoạt động âm nhạc mang lại tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng .
       Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát đó.
          Trong hoạt động âm nhạc trẻ thể hiện tính ngây thơ trong sáng của trẻ đúng với lứa tuổi mẫu giáo, Trẻ được thể hiện tâm tư tình cảm qua những bài hát, qua những động tác vận động, qua đó phát huy tính cá nhân và nhóm cho trẻ. Trong giờ vận động âm nhạc không đơn giản trẻ chỉ được hát múa, mà qua đó trẻ còn thể hiện được tính tích cực, tự tin mạnh dạn thể hiện bản thân trước đông người, qua các hoạt động học, lễ hội, hội thi để khẳng định bản thân, và phát hiện năng khiếu trẻ.Tất cả các hoạt động trong ngày, đều có thể lồng ghép vận động âm nhạc vào để thoải mái tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong cả ngày, không chỉ sử dụng những bài múa bài bản, động tác dứt khoác, diễn cảm, mà đơn giản chỉ là những động tác múa thường ngày hay bộc phát của trẻ trong giờ ra chơi mà cũng làm trẻ thích thú, vui sướng, say mê đó cũng là một sự thành công đối với giáo viên.                   
       Giáo viên  mầm non Pá Vạt đã  tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.
     Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn.... Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc. Giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học.
       Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người.
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay136
  • Tháng hiện tại6,323
  • Tổng lượt truy cập201,636
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính