Ngày 8/3 là một dịp để tôn vinh những người người phụ nữ đã chăm sóc và dạy dỗ cho các con. Lớp mẫu giáo ghép Na Hát trường Mầm Non Pá Vạt đã tổ chức một hoạt động học ý nghĩa: Dán hoa tặng cô. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh ngày của cô và ngày của mẹ, của bà mà còn giúp các bé phát triển kỹ năng sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo và biết trân trọng những người đã dạy dỗ mình.
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng trong chương trình GDPT 2018.
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non học mà chơi - chơi mà học và hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của con trẻ. Thông qua các hoạt động góc, trẻ sẽ được hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý của bản thân. Hoạt động này có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và vui chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
Hoạt động ở các góc là một hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ tự nghĩ ra dự định và tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh.
Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Đây là hoạt động nhặt lá cây, nhổ cỏ vườn rau mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Vì thế tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho trẻ khám phá được nhiều mới lạ. Chính vì vậy, lớp nhà trẻ 24-36 tuổi Na Sản Trường Mầm Non Pá Vạt đã tổ chức cho trẻ nhặt lá rụng, nhổ cổ. Được tự tay chăm sóc vườn rau, vườn hoa trẻ rất hứng thú, sôi nổi, từ đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
rong trường mầm non, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng.. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao thì điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, đây là sự thỏa thuận,thống nhất, hợp tác, giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Để nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, nhất là trẻ 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1, việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Nó quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm lớp. Đối với các lớp dạy chương trình tăng cường tiếng việt thì việc tạo môi trường lớp học lại càng có ý nghĩa lớn lao hơn đối với trẻ. Môi trường trong lớp học: Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng việt nói riêng của các lớp. Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng việt.
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục. Chúng ta đã biết rằng đối tượng của bậc học mầm non là những trẻ nhỏ (từ 0 đến 6 tuổi), đây là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ. Ở độ tuổi này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Trẻ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Vì vậy để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất thì nội dung giáo dục ở lứa tuổi này mang tính tích hợp và được thể hiện ở năm lĩnh vực phát triển. Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn.
Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, nó giúp cho học sinh không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ tránh xa được các trò chơi điện tử như: Game, trò chơi bạo lực, trò chơi kinh dị, và hạn chế xem nhiều tivi…Chính vì thế năm học 2024-2025 Trường Mầm non Pá Vạt tăng cường đưa các trò chơi dân gian vào chương trình chăm sóc giáo dục như một chuyên đề.
Thực hiện kế hoạch năm học 2024 - 2025 và theo chỉ đạo của Phòng giáo dục đào tạo huyện Điện Biên Đông, Trường mầm non Pá Vạt đã tiến hành tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2024 - 2025.
Thời tiết miền Bắc đang rét đậm, rét hại, cũng là lúc các bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho con, nhất là khi đi ra ngoài và đi học. Tuy nhiên, nếu không biết cách mặc ấm cho trẻ vào mùa đông cũng có thể khiến bé mắc những nguy cơ xấu về sức khỏe. Một trong những kĩ năng cần thiết mà chúng ta nên hướng dẫn và dạy trẻ để phục vụ cho chính nhu cầu thực tế của trẻ trong cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ đó chính là kĩ năng mặc áo đúng cách và phù hợp với thời tiết theo mùa.
Tháng 11 lại về hòa chung với không khí ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp mẫu giáo ghép Na Hát trường Mầm Non Pá Vạt đã tổ chức một hoạt động trải nghiệm ý nghĩa: Làm thiệp tặng cô. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh thầy cô mà còn giúp các bé phát triển kỹ năng sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo và biết trân trọng những người đã dạy dỗ mình.
Hoạt động tạo hình hay còn gọi là nghệ thuật tạo hình giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng cụ thể từ đó có thể tự hình dung xây dựng đối tượng đó. Vai trò chính mà hoạt động tạo hình là giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, trí tượng tượng, trí nhớ… tăng vốn kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ.
Để chào mừng ngày 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam nhà trường đã tổ chức thi đua học tốt dạy tốt chào mừng ngày lễ rất quan trọng không chỉ mang ý nghĩa tri ân thầy cô mà còn là dịp nhìn lại những hoạt giảng dạy tố học tốt của cô và trò trường Mầm Non Pá Vạt và không thể thiếu hoạt động âm nhạc mang lại không khí vui tươi hồn nhiên của trẻ.
Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ của cấp học mầm non giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề vướng mắt trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Ngày 06/10/2023 lãnh đạo, cán bộ chuyên môn mầm non phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông đã xây dựng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học lần 01 năm học 2023-2024 tại đơn vị trường mầm non Phình Giàng huyện Điện Biên Đông.
Trong các nghề, nghề giáo viên mầm non còn nhiều những chăn trở, có những học sinh có hoàn cảnh éo le, mùa đông rét buốt không có áo ấm mặc nhưng thật buồn bên cạnh đó còn có những dư luận xã hội nói chung và phụ huynh nói riêng thường đòi hỏi ở người giáo viên - các cô giáo mầm non nhiều tố chất khắt khe bởi chính những lời ăn tiếng nói, hành động của cô sẽ góp phần hình thành nên tính cách trẻ sau này.
Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động chơi ở các góc”. Vì chơi ở các góc của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Cô cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi ở các góc càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Trong quá trình thực hiện công tác phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà không phải lúc nào chúng tôi cũng nhận được sự cộng tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh, chính vì lẽ đó, tôi luôn trao đổi với các bậc phụ huynh tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, luôn phải lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh từ đó các bậc phụ huynh hiểu và thông cảm, đóng góp rất nhiều cho chúng tôi trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong suốt một năm học vừa qua, qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học và luôn có sự phối kết hợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động.
Trẻ mầm non rất dễ có hứng thú với lao động từ những việc đơn giản như thu dọn đồ chơi hay tự bỏ quần áo bẩn vào chậu hay đi giày dép, tự rửa ca… trẻ thường làm với thái độ rất tích cực. Trong các giờ học như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động học… ngoài việc tổ chức cho trẻ thu dọn dụng cụ học tập, lau dọn các góc chơi, các cô còn tổ chức cho trẻ nhặt rác ở bồn hoa, tưới cây, lau lá. Cô luôn tạo cơ hội cho trẻ tự lựa chọn và giải quyết những công việc trẻ thích. Qua hoạt động lao động tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, rèn kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng vì lao động phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, nó sẽ giúp cho trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi quan sát thiên nhiên mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ như quan sát vườn hoa, vườn rau, cây cảnh một cách thiết thực nhất.
Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các cách quan sát thực tế của trẻ, quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. kích thích trẻ đặt ra các câu hỏi: Vì sao? Làm thế nào?.và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ mầm non hứng thú và tích cực tham gia nhất. Đây là hoạt động không những mang lại cho trẻ nhiều niềm vui mà còn cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, trò chuyện, khám phá những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.