Trường mầm non Pá Vạt Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Thứ hai - 15/03/2021 14:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo chúng tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo chúng tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo chúng tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
*. Môi trường bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trường mầm non đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết các trường mầm non trong cụm đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. Có diện tích đất đủ rộng, nhà trường có thể bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp hơn. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học cần được tìm hiểu như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ….
Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của trẻ. Sự đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời; kích thích các vận động khác nhau của trẻ. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.
Cùng với chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ trong trường mầm non, chuyên đề “Xây dựng môi giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non” cũng đã và đang được trú trọng. Trong những năm gần đây môi trường trong các nhà trường đã được cải thiện, điều kiện phục vụ hoạt động GDPTVĐ được tăng cường; từng bước chuẩn hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ GDPTVĐ cho các trường, lớp mầm non được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên việc sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động cho trẻ cũng cần phải được tính toán phù hợp với khuôn viên của nhà trường và tận dụng tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân.
*. Môi trường trong lớp
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác. Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động cần được hợp lý đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó. Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán… cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau. Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân; các hoạt động trong lớp và ngoài trời. Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ.
Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Như vậy, có thể hiểu việc sử dụng môi trường xung quanh vào chăm sóc giáo dục trẻ gắn liền với kế hoạch giáo dục của từng giáo viên nhóm lớp. Mức độ sử dụng sáng tạo đến đâu lại đòi hỏi người lập kế hoạch phải nghiên cứu kỹ, người duyệt kế hoạch phải gợi ý rộng để có sự đa dạng trong các hoạt động sử dụng môi trường trong và ngoài lớp học. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.