Nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ mẫu giáo ghép
- Thứ ba - 12/01/2021 22:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo ghép, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực.
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo ghép, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngày từ những năm đầu của cuộc sống.
Tổ chức họat động tạo hình cho trẻ mầm non chính là sự tác động qua lại của giáo viên với trẻ để tổ chức hoạt động thẩm mĩ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng kỹ xảo tạo hình phát triển khả năng sáng tạo. Chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non phải đảm bảo những nguyên tắc: Tính khoa học; Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và phát triển; Tính vừa sức; Tính ý thức; Tính kế tục; Tính thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn; Giáo dục cá biệt.
Ở trường mầm non hoạt động tạo hình cho trẻ bao gồm nhiều thể loại như vẽ, nặn, xé, cắt dán, trang trí,...Tuy nhiên trong thực tế giáo viên thường chú trọng vào hai thể loại là vẽ và nặn, chưa rèn đồng đều các kỹ năng ở các thể loại tạo hình cho trẻ. Là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại lớp mẫu giáo ghép tôi nhận thấy khi tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên chưa mạnh dạn tự tin, chưa linh hoạt trong tổ chức hoạt động, chưa tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình, chất lượng môn tạo hình chưa đạt hiệu quả cao. Trẻ chưa mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình qua sản phẩm, chưa có niềm yêu thích, đam mê khi tham gia hoạt động, tỷ lệ bé khéo tay các cấp chưa cao. Nên tìm ra những giải pháp “nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ Mẫu giáo ghép” có hiệu quả nhất từ đó có thêm kinh nghiệm trong dạy trẻ, có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn trong tổ trong việc phục vụ công tác giảng dạy đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ. Tạo sự thân thiện và gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh, tạo niềm tin trong chăm sóc giáo dục trẻ .
Trẻ chưa mạnh dạn tự tin sáng tạo thể hiện ý tưởng của mình thông qua sản phẩm. Các kỹ năng vẽ, nặn, xé, dán, ..., của trẻ chưa thành thục, còn lúng túng, chất lượng các bài tạo hình chưa đạt hiệu quả cao.
Các bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến công tác phối kết hợp với giáo viên trong công tác giáo dục và rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Giáo viên còn chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy, chưa phát huy tính tích cực của trẻ, giờ học còn gò bó đôi lúc còn áp đặt trẻ. Các biện pháp đưa ra trong quá trình tổ chức các hoạt động tạo hình chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao. Chưa chú trọng vào việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình cũng như việc rèn kỹ năng cho trẻ, đến việc sử dụng đồ dùng,..., trong tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, do đó chất lượng môn tạo hình chưa cao.
Nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ mẫu giáo ghép
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo ghép, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngày từ những năm đầu của cuộc sống.
Tổ chức họat động tạo hình cho trẻ mầm non chính là sự tác động qua lại của giáo viên với trẻ để tổ chức hoạt động thẩm mĩ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng kỹ xảo tạo hình phát triển khả năng sáng tạo. Chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non phải đảm bảo những nguyên tắc: Tính khoa học; Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và phát triển; Tính vừa sức; Tính ý thức; Tính kế tục; Tính thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn; Giáo dục cá biệt.
Ở trường mầm non hoạt động tạo hình cho trẻ bao gồm nhiều thể loại như vẽ, nặn, xé, cắt dán, trang trí,...Tuy nhiên trong thực tế giáo viên thường chú trọng vào hai thể loại là vẽ và nặn, chưa rèn đồng đều các kỹ năng ở các thể loại tạo hình cho trẻ. Là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại lớp mẫu giáo ghép tôi nhận thấy khi tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên chưa mạnh dạn tự tin, chưa linh hoạt trong tổ chức hoạt động, chưa tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình, chất lượng môn tạo hình chưa đạt hiệu quả cao. Trẻ chưa mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình qua sản phẩm, chưa có niềm yêu thích, đam mê khi tham gia hoạt động, tỷ lệ bé khéo tay các cấp chưa cao. Nên tìm ra những giải pháp “nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ Mẫu giáo ghép” có hiệu quả nhất từ đó có thêm kinh nghiệm trong dạy trẻ, có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn trong tổ trong việc phục vụ công tác giảng dạy đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ. Tạo sự thân thiện và gần gũi giữa giáo viên và phụ huynh, tạo niềm tin trong chăm sóc giáo dục trẻ .
Trẻ chưa mạnh dạn tự tin sáng tạo thể hiện ý tưởng của mình thông qua sản phẩm. Các kỹ năng vẽ, nặn, xé, dán, ..., của trẻ chưa thành thục, còn lúng túng, chất lượng các bài tạo hình chưa đạt hiệu quả cao.
Các bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến công tác phối kết hợp với giáo viên trong công tác giáo dục và rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Giáo viên còn chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy, chưa phát huy tính tích cực của trẻ, giờ học còn gò bó đôi lúc còn áp đặt trẻ. Các biện pháp đưa ra trong quá trình tổ chức các hoạt động tạo hình chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao. Chưa chú trọng vào việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình cũng như việc rèn kỹ năng cho trẻ, đến việc sử dụng đồ dùng,..., trong tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, do đó chất lượng môn tạo hình chưa cao.