Trường MN Pá Vạt - Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnpavat.pgddienbiendong.edu.vn


GIỜ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ

Như chúng ta đã biết phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.

Như chúng ta đã biết phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt.
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi dạo chơi, tham quan và vui chơi các đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật như vậy hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như: "Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo" đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động  tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện, cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cảm của đường nét. Đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc.
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là một quá trình lao đông nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo.
Như chúng ta đã thấy với cô giáo Mầm non thì nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ trong giờ hoạt động tạo hình.
 Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy để xé, cắt, dán vò…theo ý của trẻ đẻ tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích…chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Vì trẻ em là tương lai, là nền móng của dân tộc là sự phát triển tiến bộ của Quốc gia. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi Mầm non là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ. Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy trực tiếp bộ môn tạo hình được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học môn tạo hình của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt động tạo hình. Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ ham thích hăng say vào hoạt động nhằm góp phần tích cức nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, bồi dưỡng khả năng quan sát chú ý có chủ định thông qua việc vẽ, xé dán, nặn… trang bị cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như: Tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phân biệt và sử dụng màu sắc, cách chia đất, cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, cách dán phết hồ, dán tranh đúng với bố cục hài hòa và hợp lý.
Chính vì thế mà việc dậy cho các con một số kỹ năng giờ hoạt động tạo hình là vô cùng cần thiết và quan trọng . Nó hình thành và phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết vì đó là công cụ tư duy đóng góp vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình phát triển tâm lí khác. Chính vì tầm quan trọng của phát triển tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ mà trong quá trình giáo dục của trẻ mầm non mỗi bậc cha mẹ, mỗi thầy cô phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội cho trẻ. Hoạt động tạo hình trong chương trình giáo dục trẻ chính là phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội cho trẻ.
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây